Trang nhac 6

Home
Que Huong - HG - HT
Nua Hon Thuong Dau - HaThanh
Hay Cho Nhau Nu Cuoi - NSMD - Huong-gang
Mua Dong Yen Bai - Hoi ky
Tro Ve Ben Mo
Co Lang Gieng
Ong Lai Do - Randy & MyUy
Tieng Dao Dong Que
Em Co Buon Khong ( Tho )
Mua He Toi - HongNhung
Tinh Xua - Nhac TH loi Viet
Quand Le Soleil
You Made Me Love You
La Samba Mambo
Les Deux Guitares
On The Bayou - Hank Williams
J'irai Pleurer Sous La Phuie
On The Road Again ( Blues ) - Canned Heat
Alizée
You'll Never Walk Alone
Lambada -Maria Silva
Kapalua Beach
Berceuse
The Greens & The Winds

Mùa Đông Yên Bái

tocb.jpg

rungybdoicaykhe.jpg

traituyenbai.jpg

Cái lạnh ngoài trại tù Yên Bái

 ( Trích trong Hồi ký Cuộc Đời Đổi Thay  )

 

 “ Kiếp sống là một chuỗi dài sầu tủi

Vui là bao, chỉ luống những ưu phiền “

 

Mũ xanh Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien,

cựu QT Dĩ An - Biên Hoà và Đức Hoà - Hậu Nghĩa

 

Các chiến hữu và quý vị thân mến, 

 

Hôm nay thời tiết gần cuối Thu và mùa Đông sẽ đến, chúng ta đang sống cuộc đời tỵ nạn nơi xứ văn minh tiến bộ. Gia đình con cháu chúng mình hưởng được cuộc sống đầy đủ, nhà ở rất tiện nghi, được trang bị đầy đủ máy nước nóng, lò sưỡi ấm mùa đông và máy điều hoà cho mùa hè vv…Chúng ta không bị đói lạnh thân xác, nhưng tâm hồn chúng ta luôn lạnh lùng vì nỗi nhớ quê nhà, xa quê cha đất tổ. Chúng ta luôn mong đợi ngày về quê hương trong cảnh thanh bình và được tự do dân chủ. Nhưng riêng ý nghĩ của tôi khi thấy sự liên kết của chính phủ Mỹ với Việt cộng trong mấy năm qua tôi thất vọng vô cùng và nghĩ ngày về còn xa !

 

Bao nhiêu năm ta thở dài trăn trở

Xe lăn mỏi mòn sức lực tàn phai

Nỗi buồn nhớ nhà khắc khoải u hoài

Phải nhận đất nầy làm nơi huyệt mộ !?

 

Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien

 

Mỗi độ Đông về nơi xứ người, trời mây mù ảm đạm và có nhiều mưa buồn lắm ! làm cho người lính già hay ngồi ôn nhớ lại những kỷ niệm dĩ vãng của đời binh nghiệp khó quên. Rồi nhớ lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 oan nghiệt chấm dứt nửa chừng xuân cuộc đời lính của chúng mình trong sự nhục nhã và uất hận, để rồi chúng ta bị đày đoạ trong các trại tù lao động khổ sai. Những ai đã từng bị đày trong các trại tù miền Bắc chắc vẫn còn nhớ tới những ngày mùa Đông lạnh xé da cắt thịt của vùng núi rừng hoang vu miền Yên Bái, BắcViệt .

 

Tất cả các trại tù miền Bắc đều được xây cất giống nhau một kiểu mẩu như hình trên đây. Mấy dảy nhà trong trại nơi tôi ở nằm trên hai ngọn đồi thoai thoải. Trên ngọn đồi lớn là mấy dảy nhà của những người có sức khoẻ lao động nặng như vác cây rừng và cây bồ đề, vác chỏm là một loại tre rừng nhưng bọng ruột, cày cuốc để canh tác, gánh phân tưới rau và chăn trâu bò vv…Trên ngọn đồi nhỏ bên cạnh là một dảy nhà dành cho những người tù bị tàn phế, già cả hoặc bịnh hoan sức yếu làm việc nhẹ như trồng rau, đập tre, chẻ tre và đan lác . 

 

Tù bị bỏ đói và bị hành hạ tàn bạo !

 

Tội nghiệp tù đã ăn đói mà hai người phải vác một thân cây bồ đề rất nặng. Có vài người bị cụp xương sống tàn phế đến bây giờ như anh Trung tá Khoa bạn của tôi đang sống tại Bắc Cali. Nhưng khổ nỗi là đói không dám than, có đau bịnh tù cũng không dám rên siết sợ bọn cộng sản cho là phản động.

 

 “ Nói đến đây tôi liền nhớ tới cái chết tức tửi của cháu Paul gọi tôi bằng cậu ruột. Cháu Paul là Phân chi khu trương tại quận Phù Cát của Thiếu tá Phương TQLC. Cháu bị bắt  ngay sau ngày 30-4-1975 và bị giam tại các trai tù cải tạo vùng đèo An Khê. Cháu bị đánh bằng báng súng AK 47 nên bị học máu chết ngay tại chỗ lao động vì cải lịnh của tên bộ độ cộng sản để cứu người bạn bị té xỉu trên đường về trại vì đói và kiệt sức. Tên cộng sản buộc em tù té xỉu phải tự khắc phục và vác tre tiếp, đây là danh từ của bọn cộng sản. Cháu Paul cải lời tên cộng sản và vác thay cho bạn mà ra nong nỗi . Mẹ của cháu Paul là bà Hương cựu Hiệu trưởng trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt trước năm 1975. Điều nầy làm tôi ân hận suốt đời vì ngại mang tiếng là con ông cháu cha nên không xin cháu Paul về quận của tôi sớm hơn. Và hơn nữa, mẹ của cháu Paul đã nuôi tôi ăn học từ khi Mẹ của chúng tôi mất sớm từ lúc tôi chưa lên 5 tuổi. Thôi, cũng là số kiếp của cháu tôi “.

 

 “ Tôi cũng còn nhớ  nơi trại tôi có Trung tá Tuấn Thiết Giáp, Chỉ huy trưởng căn cứ Đồng Tâm tại Mỹ Tho do Mỹ giao lại. Trong những lúc ra ngoài lao động ông Tuấn có quen được một gia đình mà người chủ nhà là lính Pháp bị đày đi kinh tế mới Yên Bái sau năm 1954 làm ruộng rẫy gần trại. Ngày mùng 2 Tết năm 1978 vài tên bộ đội của trại thấy ông Tuấn vác đòn bánh Chưng về trại chận lại hỏi và dẫn về trại điều tra mới lòi ra sự việc là gia đình của ông đã lén lút gởi tiền và vàng ra Yên Bái tiếp tế cho ông Tuấn. Trung tá Tuấn bị nhốt cả tháng trời và cứ vài hôm chúng dẫn lên BCH trại dánh đập gào thét ầm ĩ lên, những ai có nghe không cầm được nước mắt . Nhưng khi được thả ra chúng tôi nhìn ông Tuấn còn thất thần và không dám nói một lời là bị chúng đánh dã man tàn bạo. Việc nầy anh Trung tá Lê Bá Bình TQLC còn nhớ rõ “.

 

Tù buồn cảnh có vui bao giờ ?

 

Chung quanh trại của chúng tôi là núi non trùng trùng điệp điệp với nhiều cây rừng một màu xanh biếc. Lúc mùa đông các dảy núi thường bị mây mù hay sương mờ che phủ nhìn thật là buồn ảm đạm. Dưới chân đồi là con suối, nước chảy quanh năm là nơi anh em tù chúng tôi lấy nước uống và nấu ăn, tắm rửa và giặt giủ. Vào những đêm sáng trăng, dòng nước suối chiếu lung linh đẹp lắm nhưng buồn, vì người buồn thì cảnh cũng buồn, người buồn cảnh có vui bao giờ ! Mỗi lần thấy bầy cá lội tung tăng tôi nghĩ thầm : thà là làm kiếp con cá cũng được tự do hơn mình !

 

Đêm nay trăng chiếu sáng ngời

Mình ta thơ thẩn giữa đồi ngắm trăng

Cá con đùa giởn trăng vàng

Nửa in bóng nước, nửa kia lững lờ

Hồn tôi nửa tỉnh nửa mơ

Lòng buồn tê tái nhớ về đất Nam .

                              Minh-Châu

 

Lạnh và đói tả tơi.

 

Thật ra cái lạnh nơi xứ mình đâu bằng tiết lạnh bên xứ nầy, nhưng vì hoàn cảnh của tù cải tạo ăn không đủ no, mặc không đủ ấm và phải làm lao động khổ sai, nơi ở lại là những dảy nhà mái tranh, vách làm bằng những tấm phên đang bằng tre không kín đáo, nên mùa đông trong các trại tù ở vùng núi rừng ngoài Yên Bái thật là hãi hùng đối với anh em tù chúng tôi. 

 

Tôi còn nhớ lúc mùa đông lạnh lẽo mà anh em tù chỉ được bọn bộ đội cộng sản phát thêm cho một cái mền đỏ lói của Trung cộng nó mỏng te. Đêm đêm gió lạnh cắt da thổi xuyên qua vách tre và mái tranh, nên đêm ngủ anh em tù trùm mền từ đầu đến chân và nằm hai hàng đỏ lòm trên hai sạp tre đối diện nhau, được soi sáng bởi ánh lửa củi rừng chiếu mập mờ, trông giống như hai hàng thây ma trông cũng dễ sợ lắm và buồn não nề !. Khổ nỗi là chúng tôi phải nằm im không dám cựa quậy, vì mỗi lần cựa quậy là hơi lạnh lọt vào lạnh thấu xương.  

 

Mỗi tuần chúng tôi chỉ dám tắm suối có một lần trưa ngày chủ nhựt nếu nắng ráo và nếu được nghỉ lao động. Nhiều người không có can đảm tắm vì rất sợ cái lạnh của nước suối không khác chi nước đá lạnh gần không độ. Nằm gần bên tôi có người bạn là Trung tá BĐQ, ông ấy sợ lạnh lắm. Ông ấy đã qua đời sau khi được về với gia đình, vì không muốn gợi nỗi buồn của người quá cố nên tôi không tiện nêu tên ông ấy ra. Suốt mấy tháng mùa Đông ông không bao giờ tắm, ông luôn luôn mặc sáu lớp quần áo mà không bao giờ dám cởi tới lớp thứ ba từ trong người đếm ra, để giặc giủ. Quý vị hãy tưởng tượng mỗi ngày lao động nặng thì bao nhiêu mồ hôi thấm rút vào áo quần nó hôi đến cở nào? Nhưng ăn ngủ và sống chung nhau lâu ngày mình cũng quen cái mùi khó chịu đó đi. Chính mình cũng chẳng sạch sẽ gì lắm, chỉ ít hôi hơn thôi. Cho nên người ta hay nói ở dơ như tù là thế đó. 

 

“ Khi vượt biển tới Mỹ một tháng tôi xin được việc làm cố vấn tỵ nạn thì được tin anh ấy đã dược thả về vì bịnh nặng. Vợ con tôi qua sau tôi một năm và bà may mắn cũng tìm được việc làm sau khi tới Mỹ vài tuần tại sở Y tế Monterey. Chúng tôi có gời $50 về giúp đở anh phần nào vì hai vợ chồng chúng tôi còn nghèo lắm và sáu con nhỏ còn đi học. Không bao lâu sau anh đã qua đời vì đứt mạch máu não “.

 

Trời đã lạnh mà lại đói tả tơi ! Nói xin lỗi, mỗi sáng trước khi lao động tù chỉ ăn 2/3 chén cháo lỏng như nước. Nửa giờ sau đi đái là chẳng còn gi, lại càng đói thêm. Bọn cộng sản để chúng tôi đói triền miên, đói đến đổi chỉ nhớ đến miếng ăn còn hơn nhớ vợ con thân yêu. Sau mấy năm đầu ọn cộng sản thấy tù hết nhiều quá mới cho thăm nuôi.

 

Lúc chúng tôi được đưa về thành Ông Năm Hóc Môn để làm thủ tục lần cuối cùng trước khi thả những tù sĩ quan cấp Uý nhìn chúng tôi lắc đầu thương cảm vì chúng tôi chỉ còn da bọc xương. Trong khi mấy anh em rất khoẻ mạnh vì họ ăn đủ nhờ thăm nuôi và lao động nhẹ nên có người còn tập tạ cho khoẻ.

 

Mưa dầm Yên Bái.

 

Miền núi rừng có vẻ đẹp thiên nhiên và rất thơ mộng của miền sơn cước nếu trời trong mây tạnh và nhứt là vào những đêm trăng sáng.  Nhưng mùa mưa phùn nơi miền núi rừng ngoài Yên Bái cũng rất dễ sợ, chẳng đẹp đẽ và thơ mộng như các nhà văn hay thi sĩ thường hay tả cảnh đẹp nên thơ của mưa phùn Đalat hay Pleiku mù sương đâu. Hạt mưa phùn ngoài ấy rất nhỏ phải nhìn qua rạng núi xanh mới thấy mưa rơi. Nhưng lao động ngoài trời vài giờ là nước thấm ướt cả áo quần. Trời mưa ban ngày, mưa cả ban đêm và mưa triền miên suốt tháng trời, gọi là mưa thúi đất vì đất phải nổi sình và lầy lội. Đêm về những tiếng ếch nhái và ểnh uơng cất tiếng kêu vang như tiếng ai khóc than và rên siết trong cảnh rừng âm u và tĩnh mịch làm cho người tù buồn thấu tâm can !.  Chân tôi đi khập khểnh nên thường hay bị té, mà mỗi lần té là phải thay đồ và giặc quần áo khổ lắm.

 

Rừng hoang cả tháng mưa dầm

Trại tù Yên Bái lặng trầm trong đêm

Suối reo róc rách êm đềm

Côn trùng rên rỉ càng thêm não nùng .

 

                       Minh-Châu

 

Có rất nhiều anh em đồng đội bị chết vì nhiều nguyên do như chịu không nổi cái lạnh, cái đói hoặc bịnh hoạn mà không có thuốc chửa trị. Có những bà vợ đi ngàn dậm ra Bắc tìm thăm chồng và khi ra tới nơi mới hay chồng đã chết vì bọn cộng sản không cho thông báo tin về cho gia đình. Các người tù bất hạnh đó đã bị chôn vùi trên những ngọn đồi hoang vu hiu quạnh. Tôi xin ghi vài dòng thơ của vợ tôi thuật lại câu chuyện rất thương tâm của một bà vợ ra thăm chồng ngoài đất Bắc. Khi ra đến trại bà mới được tin là chồng bà đã chết, bà chỉ còn thấy nấm mộ đất của chồng nằm trên triền núi heo hút lạnh câm, do anh em tù cải tạo chỉ báo. 

 

Lẻ bóng

Xót thương ai đắp mộ chồng

Tóc xanh em cắt đắp mồ người yêu

Âm dương hai ngả anh ơi

Chôn anh đất Bắc, em về miền Nam

Ngày xưa lội khắp bốn vùng

Nhọc nhằn gian khổ, cũng về thăm con

Hy sinh giữ nước giữ bờ

Bây giờ lao lý, xương tan chốn nầy

Nghĩ suy thật quá đau lòng

Anh ơi giờ đã bỏ em thật rồi

Từ đây trở giấc canh khuya

Thèm hơi anh ướm, thiếu chăn tình nồng

Một mình một bóng lẻ loi

Lòng sầu tê tái, tuôn dòng lệ rơi

Bốn phương mưa gió não nề

Cốt hài phương Bắc, bóng hồn theo em

Hiển linh phò trợ mọi điều

Cho em vẹn giữ lời thề năm xưa

Rồi đây dầm dãi nắng mưa

Thay anh nuôi trẻ, không buồn cút côi

Lê la khắp chốn đó đây

Khác chi chim nhạn lẻ bầy kêu sương .

                             

                        Tuyết-Nga

 ( Thân tặng các bà có chồng đã bỏ thân nơi đất Bắc )

 

Tôi không bao giờ quên một cảnh tượng buồn ãm đạm khi chứng kiến hình ảnh của anh em tù cải tạo với vẻ mặt trầm buồn đẩy xác chết của cố Trung tá Tôn, bạn của tôi và là cựu Phó trưởng phòng Nhì Quân đoàn III ở Biên Hoà. Thân xác ông Tôn được lịm vào một quan tài đóng bằng bốn tấm ván gỗ thô sơ. Anh em tù đẩy quan tài của ông Tôn trên một chiếc xe cải tiến, ( loại nhỏ hơn xe bò ) đi trên con đường dốc lúc chiều sẫm tối và chôn ông trên triền núi khi trời đang lất phất mưa. Cố Trung tá Tôn bị chết tức tưởi sau khi ông bị nhốt vào hầm tối vài ngày vì ông đã trốn trại mấy hôm thì bị nhân dân du kích của cộng sản bắt ông lại. Tôi nghĩ là ông bị bọn bộ đội ác ôn siết cổ chết rồi lên tiếng là ông Tôn thắt cổ tự sát, vì cái hầm tối mà chúng nhốt tù nhỏ như một cái huyệt đào sâu trên triền đồi. Tù chỉ có bò vào rồi năm chứ ngồi cũng đựợc làm sao mà dễ dàng dùng dây treo cổ được.   

 

Những hơi thuốc lào sưỡi ấm lòng tù cải tạo. 

 

Tội nghiệp cho những ông tù cao niên, họ ngủ rất ít vì lạnh quá không ngủ được. Giữa đêm khuya các ông thường hay ngồi bên cạnh đóng củi rừng lửa đỏ cháy bập bùng giữa hai hàng sạp tre để sưởi ấm cho tù. Nhưng có thấm vào đâu vì anh em tù ngủ trong những dảy nhà tranh không kín đáo đối với cái lạnh và gió buốt của vùng núi cao suốt đêm thổi lòn qua khe lá. Tôi còn nhớ mãi và sẽ không bao giờ quên được hình dáng của cựu Trung tá Đ…. và vài ông nữa, tuổi bằng cha chú của chúng tôi lúc đó. Mình các ông quấn mền, đầu trùm khăn và mặt mày che kín mích chỉ còn thấy lộ đôi mắt sâu hỏm để nhìn thấy, còn chừa ra lổ mũi để thở và đôi môi tím ngắt lâu lâu hít vài hơi thuốc lào cho đở lạnh. Mỗi lần tôi thức dậy vì cần ra ngoài cho vấn đề cá nhân, tôi trông thấy hình dáng của mấy ông thật là ưu sầu . Nếu tôi là hoạ sĩ tôi sẽ vẽ lại một bức tranh bất hủ của cái cảnh mờ mờ ảo ảo giữa đêm khuya với những hình dáng gầy đét xanh xao thật đáng thương của cảnh tù Yên Bái.  

 

Ngồi bên ánh lửa bập bùng

Lòng tù xao xuyến nhớ thương quê nhà !

Dưới đồi suối chảy triền miên ,

Đêm nay mưa nhẹ, gió hiu hắt buồn !

Gío đưa những giọt mưa tuôn ,

Như dòng nước mắt khóc tù xót xa !

Trăng đầy trăng khuyết em ơi !

Còn bao lâu nữa trùng phùng vợ con ?!!!

                                     

                                      Minh-Châu

 

Nghe đọc báo hoặc kiểm điểm công tác trong ngày.

 

Sau buổi cơm chiều mấy anh tù có nhiệm vụ làm trưởng khối phải lên văn phòng trại gặp tên bộ đội quản giáo của khối để nhận lịnh hay nghe lời kiểm điểm và về nói lại cho tù nghe rồi đọc báo. Đây là cái lúc mà tôi chán nhứt vì báo của chúng nó chẳng có gì để đáng nghe. Cái gì cũng tốt,  nhân dân lao động tốt, sản xuất của cả nước luôn luôn vượt chỉ tiêu về mọi mặt mà dân miền Bắc vẫn đói triền miên nói chi đến tù cải tạo. Có đôi khi mệt mỏi và buồn ngủ quá tôi ngồi trên sạp tre ngủ mê đến ngái. Anh Trung tá Bùi Văn Huấn BĐQ hay đánh thức tôi dậy và nói mấy ngái to quá tụi nó báo cáo là mầy chết. Anh Huấn là anh ruột của BS Bùi Văn Rậu. Anh Rậu là y sĩ của TQLC lúc xưa và hai anh em đang sống tại San José. Anh Rậu còn hành nghề lại và cũng thường có mặt trong các lần ĐH TQLC 

 

Đôi lời với các bạn tù Yên Bái.

 

Sau khi chúng ta đã rời trại tù miền Bắc, những ai vì già yếu bịnh tật được thả sớm hơn, rồi kẻ vượt biên, người thì chờ đi diện HO hay đoàn tụ. Bây giờ chúng ta sống rải rác khắp bốn phương trời và lo làm việc tạo cuộc sống mới nên rất ít khi được gặp lại, một số còn sức khoẻ gia nhập vào các hội đoàn hoạt động trong cộng đồng chống cộng hoặc cứu trợ anh em thương phế binh bên nhà và tham gia nhiều công việc thiện nguyện khác vv…Thỉnh thoảng nghe tin buồn là người nầy đã ra đi một cách đột ngột vì lý do bịnh ngặt nghèo, người thì mắc phải bịnh không thể cứu chửa và nằm nhà hoặc nơi viện dưởng lão để chờ chết. Một số trở thành phế nhân và cố lê lết quảng đời còn lại nơi xứ người buồn thật là buồn !. 

 

Vợ tôi may mắn được làm Medical Translator tại bệnh viện VMC của County. Nên vợ tôi giúp hết lòng giúp đở những anh em và gia đình HO khám bịnh nơi đây, như chỉ dẫn những quyền lợi cho anh em biết vì bà rất thương cảm hoàn cảnh của chúng mình vì tôi cũng là cựu tù cải tạo.

 

Nhân mùa Đông đến trời đang mưa lạnh và buồn lắm, tôi vừa viết xong thêm vài trang hồi ký và xin chia sẻ cùng anh em chiến hữu và quý vị vài kỷ niệm hãi hùng trong các trại tù nơi rừng thiên nước độc của miền núi Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt.

 

Tôi xin có đôi lời thăm hỏi những bạn tù cùng chung cảnh ngộ còn đang sống cuộc đời tỵ nạn khắp nơi và thân mến chúc nhiều sức khoẻ để vui hưởng với con cháu trong những chuỗi ngày còn lai.  

 

Tôi xin nghiêng mình tưởng niệm những người bạn tù đã bỏ thân nơi đất Bắc. Không có gì khổ và nhục cho bằng đời sống tù với bọn cộng sản. Có câu : Nhứt nhựt tại tù bằng thiên thu tại ngoại, nhưng tôi nghĩ một ngày tù với cộng sản bằng trăm cái thiên thu ! Bọn cộng sản thật là loài man rợ. 

 

      Chiến hữu Nguyễn Minh Châu TĐ3 SB 

            Feb-21-2005